Học cách làm mứt khế tưởng chừng khó hóa ra vô cùng dễ.
Đầu năm làm mứt khế vàng cho cả năm sung túc. Ai cũng mong năm mới nhiều niềm vui, may mắn, nên từ lâu sắc vàng đã trở thành biểu tượng của sự sung túc, đủ đầy. Một dĩa mứt khế vàng ươm, hương vị ngọt thanh sẽ là cách món ngon tuyệt vời cho ngày Tết thêm ý nghĩa.
"Quê hương là chùm khế ngọt,Cho con trèo hái mỗi ngày"
Từ lâu, quả khế đã đi vào ca dao, dân ca, các câu chuyện cổ tích gợi nhớ về những tình cảm gia đình, những hạnh phúc sum vầy bên nhau. Có thể nói khế không chỉ là một loại trái cây mang nét dân dã của miền quê hương Việt, mà còn có ý nghĩa đủ đầy, sung túc. Chính vì thế mà quả khế được chế biến dưới rất nhiều món ăn khác nhau, trong đó không thể không nhắc đến món mứt khế đặc sắc mà không kém phần lạ miệng trong cách làm các món mứt ngon ngày Tết tại nhà cho cả gia đình.
Mứt khế dẻo nhâm nhi ngày Tết
Nguyên liệu làm mứt khế gồm có:
- Khế chua: 1kg
- Đường kính trắng: 450g
- 1 nhánh gừng (khoảng 100g)
- Nước vôi trong
Cùng thực hiện với 8 bước đơn giản như sau:
Bước 1: Bạn đem khế đi rửa sạch rồi cắt bỏ 2 đầu và phần viền ở cạnh của quả khế. Sau đó tách ra thành từng múi và tách bỏ hạt.
Lưu ý: Trong các cách làm mứt khế, mứt me, mứt đu đủ, mứt bưởi cho dịp Tết tại nhà, thì món mứt khế có cách làm khác biệt nhất. Bởi khi bạn chọn khế để làm mứt, bạn nên chọn những quả khế già và đang dần chín, có màu hơi vàng xanh. Không nên chọn những quả quá xanh vì những quả quá xanh sẽ bị chua ngắt và cũng không nên chọn những quả quá chín vì những quả quá chín sẽ bị nhũn.
Cắt khê ra thành từng múi và bỏ hạt
Bước 2 : Bạn đem khế đã cắt, bỏ hạt ngâm vào trong bát nước vôi trong đã chuẩn bị sẵn (ngâm sao cho nước vôi phải ngập mặt khế). Ngâm trong khoảng thời gian 10 tiếng, sau đó vớt khế ra và rửa sạch lại nhiều lần với nước để loại bỏ hết mùi vôi
Ngâm khế với nước vôi trong
Bước 3 : Dùng dao hoặc bản gỗ to ép từng miếng khế xuống thớt cho khế ra bớt nước chua và miếng khế bị ẹp xuống còn 1/3 so với miếng khế ban đầu là được (ép thật khéo léo để cho miếng khế không bị lát)
Bước 4 : Bạn đặt nồi nước nên bếp đun sôi với khoảng 1 thìa cà phê phèn chua. Sau đó cho khế vào chần qua khoảng 20 giây rồi vớt khế ra và xả khế dưới vòi nước. Bạn nên ăn thử xem khế đã dạt độ chua vừa ý hay chưa, nếu khế vẫn còn quá chua thì bạn có thể ép lại lần nữa cho bớt nước chua đi.
Chần qua khế
Bước 5 : Bạn lần lượt dải đều một lớp khế vào đáy nồi sau đó lại dải một lớp đường lên trên. Cứ dải lần lượt cho đến khi hết khế và đường thì thôi ( với 1kg khế thì bạn cần 450g đường như đã chuẩn bị). Bạn ướp khế với đường trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 tiếng cho đường tan hoàn toàn và ngấm đều vào khế.
Ướp đường với khế
Bước 6: Bạn cho khế và nước đường đã ướp vào chảo đặt lên bếp (nên chọn chảo rộng và sâu), bật bếp và đun đến khi sôi thì bạn vặn lửa nhỏ lại, thỉnh thoảng đảo đều và thật nhẹ tay cho khế và đường ngấm đều với nhau.
Bước 7: Khi bạn thấy nước trong chảo gần cạn thì bạn vặn lửa nhỏ liu riu và rắc gừng băm nhỏ vào. Tiếp tục đảo nhẹ nhàng đều tay.
Đun và rắc gừng băm đảo đều tay
Bước 8: Bạn đun và đào đều tay đến khi thấy khế chuyển dần sang màu vàng nâu và đường cạn hết, bắt đầu keo lại thì tắt bếp. Sau đó, bạn gắp từng miếng mứt khế ra khay để thật nguội và cho mứt vào trong lọ để bảo quản.
Công đoạn hoàn thành món mứt khế
Tết phong phú khay bánh mứt cùng mứt khế sẽ là món nhâm nhi không thể thiếu cho gia đình, đãi khách, đặc biệt sẽ vô cùng khoái khẩu đối với các em nhỏ. Chúc các bạn sẽ trổ tài thành công với cách làm các món mứt ngày Tết tại nhà để có một năm mới an lành, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét